Thứ Tư, 27 tháng 3, 2013

Siêu âm xác định viêm gan siêu vi C

 Siêu âm xác định viêm gan siêu vi C

Siêu âm gan (Ultrasonography)

Phương pháp siêu âm gan cho chúng ta một khái niệm về hình thù và kích thước của gan. Nếu bị chai, gan có thể sẽ nhỏ hơn bình thường. Mặt ngoài của gan có thể bị lồi lõm. Phương pháp thử nghiệm này cũng có thể nhận diện được một số bệnh tật khác như bướu (tumor) hoặc ung thư (cancer), sạn trong túi mật (gallstone), gan đóng mỡ (fatty liver).

Với ứng dụng nguyên lý hiệu ứng Doppler, sự di chuyển của máu qua lá gan cũng có thể được xác định một cách chính xác. Ngoài ra, siêu âm bụng cũng là phương pháp rất tốt để xem bệnh nhân có bị cổ trướng (ascites) hay không.

Sinh thiết gan (liver biopsy)


Trong phương pháp này, một số tế bào gan sẽ được lấy ra bằng một kim rất nhỏ, đâm qua giữa xương sườn vào thẳng nơi lá gan. Nhờ dùng đến thuốc gây tê nên bệnh nhân chỉ cảm thấy hơi khó chịu chứ không đau đớn lắm. Để giảm thiểu tối đa những biến chứng không may, kim chích sẽ được kết hợp hướng dẫn bằng máy siêu âm.

Việc sinh thiết gan được thực hiện rất nhanh, không đầy mười phút từ lúc siêu âm, tiêm thuốc gây tê cho đến lúc sinh thiết. Sau đó, bệnh nhân thường sẽ được theo dõi tại bệnh viện trong vòng 6 đến 8 giờ đồng hồ. Phương pháp này tương đối an toàn. Thỉnh thoảng cũng có một vài biến chứng như chảy máu, lủng phổi, ruột..., nhưng rất hiếm hoi và có thể can thiệp ngay được. Xét nghiệm này tuy tốn kém nhưng có thể mang lại nhiều dữ kiện quan trọng trong việc xác định và điều trị bệnh viêm gan.

Tùy theo mức độ viêm gan được xác định qua kết quả sinh thiết gan, có thể xác định một cách tương đối nguy cơ chuyển sang chai gan của người bệnh. Thường thì người ta phân ra làm bốn cấp độ với mức tiên liệu qua khảo sát từ nhẹ đến nặng như sau:

– Viêm nhẹ: 7% bệnh nhân có nguy cơ chai gan sau 5 năm, 7% bệnh nhân có nguy cơ chai gan sau 10 năm, 7% bệnh nhân có nguy cơ chai gan sau 20 năm.

– Viêm khá nặng: 25% bệnh nhân có nguy cơ chai gan sau 5 năm, 44% bệnh nhân có nguy cơ chai gan sau 10 năm, 95% bệnh nhân có nguy cơ chai gan sau 20 năm.

– Viêm rất nặng: 68% bệnh nhân có nguy cơ chai gan sau 5 năm, 100% bệnh nhân có nguy cơ chai gan sau 10 năm, 100% bệnh nhân có nguy cơ chai gan sau 20 năm.

– Xơ gan: 58% bệnh nhân có nguy cơ chai gan sau 5 năm, 100% bệnh nhân có nguy cơ chai gan sau 10 năm, 100% bệnh nhân có nguy cơ chai gan sau 20 năm.

Một cách tổng quát, kết quả phát hiện mức độ viêm của gan càng cao thì tiên liệu bệnh càng xấu. Vì thế, việc phát hiện bệnh sớm đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong điều trị bệnh viêm gan siêu vi C.



Xem thêm: viem gan sieu vi|viêm gan siêu vi B| gan nhiem mo| hoàng đản| giai doc gan| dieu tri gan nhiem mo

Thứ Tư, 20 tháng 3, 2013

Điều trị bệnh viêm gan B


Viêm gan siêu vi B là bệnh gan hiểm nghèo thường gặp nhất trên thế giới do siêu vi khuẩn B gây ra. Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ bị nhiễm siêu vi B cao nhất thế giới. Ở nước ta có khoảng 10 triệu người đang bị nhiễm căn bệnh này.
Tại sao viêm gan B được coi là căn bệnh nguy hiểm?
Đây là căn bệnh lây lan lặng lẽ, tiến triển âm thầm. Đa số người bị nhiễm siêu vi B đều không biết là mình bị nhiễm và có thể vô tình lây sang người khác qua đường máu. Đa số người lớn bị nhiễm đều có thể loại trừ siêu vi B dễ dàng. Tuy nhiên đa số trẻ sơ sinh và trẻ em bị nhiễm đều không thể loại trừ được siêu vi khuẩn này và sẽ trở thành người mang siêu vi B mạn tính.
Cứ 4 người mang bệnh viêm gan siêu vi B mạn tính sẽ có 1 người bị thiệt mạng do xơ gan và ung thư gan trong suốt cuộc đời của họ. Siêu vi B có thể thầm lặng tấn công gan trong nhiều năm mà bệnh nhân không hề hay biết. Đến khi bệnh nhân cảm thấy cần đi khám bệnh thì thường bệnh đã vào giai đoạn cuối. Nhiều bệnh nhân đã chết do ung thư gan vẫn không biết thủ phạm chính là siêu vi khuẩn B.
Bệnh viêm gan siêu vi B có thể phát hiện sớm một cách dễ dàng nhờ vào các xét nghiệm máu đơn giản. Việc phát hiện sớm viêm gan B mạn tính giúp gia tăng hy vọng ngăn ngừa biến chứng xơ gan và ung thư gan bằng cách khám sức khỏe định kỳ và điều trị với những loại thuốc đặc trị mới.
Có thuốc chủng ngừa viêm gan B không?
Tây y: Hiện nay có thuốc chủng ngừa viêm gan B hiệu quả. Đây chính là thuốc chủng chống ung thư đầu tiên vì thuốc có thể bảo vệ tránh được siêu vi B vốn là tác nhân gây ra 80% các trường hợp ung thư gan trên thế giới. Với liều tiêm chủng 3 mũi, thuốc có thể đem lại hiệu quả bảo vệ gần như suốt đời cho người được tiêm chủng.
Đông y: Các trường hợp cấp tính có thể chữa khỏi hắn – Với các trường hợp mãn tính ko thể chữa khỏi mà có thể dùng thuốc để hạn chế sự phát triển của virut viêm gan B hoặc làm nó yếu đi và rơi vào trạng thái ngủ.
Kết hợp chế độ ăn uống , nghỉ ngơi , thể dục hợp lý để tăng sức đề kháng làm cho virut luôn trong trạng thái suy yếu, ngừng phát triển. Người bệnh ko còn biểu hiện mình bị viêm gan B nữa.

Xem thêm: cách điều trị viêm gan B| dau hieu cua benh viem gan B| dieu tri gan nhiem mo| gan nhiem mo| giai doc gan

Thứ Ba, 19 tháng 3, 2013

Chữa bệnh viêm gan B như thế nào

Chữa bệnh gan B như thế nào

Tôi đang mang thai được 3 tháng, đi khám bệnh phát hiện HbeAg và HbsAg đều dương tính. Các chỉ số men gan là: AST(GOT)=14 và ALT( GPT)=11. Vậy xin bác sĩ cho biết tôi sẽ phải dieu tri benh viem gan B  như thế nào cho bản thân và con tôi sau khi sinh?

            Dương Thị Hồng Loan (Bình Dương)


Bạn đi khám và xét nghiệm cho kết quả HBeAg và HBsAg dương tính có nghĩa là bạn đã nhiễm virut viem gan B, các chỉ số men gan AST(GOT)=14 và ALT(GPT)=11 là kết quả bình thường, tuy nhiên phải hỏi thêm là ngoài ra bạn có biểu hiện bất thường gì khác không ví dụ như mệt mỏi, chán ăn, đi tiểu vàng, vàng da, vàng mắt. Nếu như không có biểu hiện gì đặc biệt thì trong trường hợp của bạn là người lành mang virut viêm gan B hiện tại không có gì nguy hiểm, nhưng bạn vẫn phải đi khám định kỳ 3 tháng một lần để được làm các xét nghiệm men gan và siêu âm gan mật ổ bụng. Virut viêm gan B có thể lây từ mẹ sang con trong quá trình sinh đẻ, vậy để an toàn cho con bạn, thì ngay khi sinh xong em bé được tiêm globulin miễn dịch để giảm nguy cơ lây nhiễm đồng thời kết hợp với tiêm vaccin phòng viêm gan virut B. Người dương tính với virut viêm gan B nếu chỉ số men gan tăng trên 2 lần so với mức bình thường thì cần phải định lượng nồng độ HBV – DNA, nếu nồng độ này cao hơn 100.000 copies/ml thì là người nhiễm virut viêm gan B hoạt động cần phải điều trị.


Xem thêm: viêm gan siêu vi| viem gan sieu vi| cách điều trị bệnh viêm gan B| cách điều trị viêm gan B| dau hieu cua benh viem gan B| viêm gan siêu vi b

Thứ Hai, 18 tháng 3, 2013

Những dấu hiệu của viêm gan B


Những dấu hiệu của viêm gan B


Viem gan B có thể chia làm nhiều loại: cấp, mãn hay thể kéo dài. Tuy mỗi dạng có những đặc trưng riêng, nhưng đều có chung một số dấu hiệu bệnh viêm gan B sau: Người mới bị Viêm gan virus B cấp, thường bị sốt nhẹ trong những ngày đầu của bệnh.

Tuy nhiên, những người bị viêm virus B mãn cũng có thể sốt nhẹ nhưng bệnh nhân thường bị sốt thất thường vào chiều.  Bệnh nhân có cảm giác người rất mệt mỏi, không muốn ăn uống, không muốn đi lại. Triệu chứng này tồn tại ở đa số bệnh nhân với các mức độ khác nhau. Tuy nhiên, cũng có những bệnh nhân Viêm gan virus B chỉ có triệu chứng mệt mỏi là duy nhất. Bệnh nhân có thể có rối loạn tiêu hoá, thể hiện: khi ăn vào ậm ạch khó tiêu, đi ngoài phân lỏng, nát…
Đặc biệt, với những trường hợp viêm gan B có ứ mật nặng thì phân bị bạc màu. Bệnh nhân có nước tiểu vàng. Có nhiều bệnh nhân bị viêm gan B không thể hiện những triệu chứng trên mà chỉ có hai triệu chứng là mệt mỏi và đi tiểu vàng.


Một số bệnh nhân có dau hieu cua benh viem gan B là  đau tức vùng gan.
Dấu hiệu vàng da. Điều này rất có ý nghĩa thúc đẩy người bệnh nghĩ đến việc mình bị Viêm gan và đi khám bệnh. Tuy nhiên, có rất nhiều bệnh nhân bị viêm gan B mà không hề bị vàng da. Lúc này, cần để ý tới các triệu chứng khác để nghĩ đến khả năng bị viêm gan B.
Khi bệnh nhân có các triệu chứng nêu trên mà xét HBsAg (+) dương tính và men gan tăng thì khả năng chắc chắn là bị  bệnh viêm gan siêu vi B. Các triệu chứng thường xuất hiện 4-6 tuần sau khi nhiễm HBV và có thể từ nhẹ đến nặng, gồm một số hoặc đủ các triệu chứng sau đây: chán ăn, buồn nôn và nôn, ốm yếu và mệt mỏi, đau bụng vùng gan, vàng da và vàng mắt, đau khớp, nước tiểu sẫm màu. Viêm gan B mạn tính: 90% trường hợp nhiễm HBV ở tuổi trưởng thành sẽ hồi phục hoàn toàn, còn 10% chuyển thành nhiễm khuẩn mạn tính.
Trong khi nếu trẻ em bị nhiễm HBV sau khi sinh thì khoảng 90% số trẻ này sẽ bị nhiễm khuẩn mạn tính. Thời kỳ này kéo dài nhiều năm, thường không có triệu chứng gì, nhưng sẽ dẫn tới hậu quả nặng nề như xơ gan, xuất huyết tiêu hóa, ung thư gan... Xét nghiệm máu, HBsAg dương tính trong các trường hợp: nhiễm HBV mạn tính tiến triển gây ra phản ứng viêm kéo dài trong gan; Những người đã từng nhiễm HBV, cơ thể đã tạo ra miễn dịch và thải trừ hoàn toàn HBV nhưng hiện tại không có viêm gan; Người lành mang mầm bệnh, ở họ không có bằng chứng viêm gan, nhưng cũng không đào thải hết siêu vi ra khỏi cơ thể, khi đó họ mang HBV trong máu và có thể lây nhiễm sang người khác.